GIÁO VIÊN VÀ TRỢ GIẢNG

          Giáo viên và trợ giảng là một trong những đối tượng chính được hưởng lợi từ dự án. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên và trợ giảng dạy học sinh khiếm thính cấp tiểu học thông qua NNKH do trường Đại học Sư phạm Hà Nội biên soạn. Đồng thời, dự án tổ chức các lớp đào tạo giáo viên và trợ giảng trên cả 20 tỉnh thực hiện dự án.

Bồi dưỡng giáo viên

          Chương trình tài liệu bồi dưỡng căn cứ vào chương trình, sách giáo khoa, chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông mớivà tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục; chương trình tài liệu bồi dưỡng căn cứ vào kết quả đánh giá nhu cầu người học theo chuẩn NNGV mới.

          Chương trình bao gồm các nội dung: (i) Sự phát triển nhận thức, giao tiếp, học tập, đặc điểm về giới của học sinh khiếm thính; (ii) Kỹ năng sư phạm để dạy học sinh khiếm thính; (iii) Dạy NNKH tiếng Việt; (iv) Phương pháp dạy học môn Toán và môn Tiếng Việt bằng NNKH; (v) Hỗ trợ học sinh khiếm thính hòa nhập với cộng đồng; (vi) Hỗ trợ và huấn luyện tại chỗ cho giáo viên trước và sau khi họ được cấp chứng nhận; (vii) Xây dựng cách thức, tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh khiếm thính theo tiếp cận NNKH.

          Chương trình đảm bảo xây dựng theo các chủ đề với những nội dung chủ yếu (dự kiến và có thể điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế) như sau:

  • Chủ đề 1: Đặc điểm nhận thức, giao tiếp và học tập của học sinh khiếm thính cấp Tiểu học.
  • Chủ đề 2: Ngôn ngữ kí hiệu Tiếng Việt – sử dụng NNKH trong dạy học và giao tiếp với học sinh khiếm thính.
  • Chủ đề 3: Kỹ năng sư phạm của giáo viên tiểu học dạy học sinh khiếm thính theo hướng tiếp cận ngôn ngữ kí hiệu.
  • Chủ đề 4: Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh khiếm thính tiểu học dựa trên Ngôn ngữ kí hiệu.
  • Chủ đề 5: Phương pháp dạy học môn Toán cho học sinh khiếm thính tiểu học dựa trên Ngôn ngữ kí hiệu.
  • Chủ đề 6: Xây dựng tiêu chí và cách thức đánh giá kết quả học tập của học sinh khiếm thính theo tiếp cận ngôn ngữ kí hiệu.
  • Chủ đề 7: Kỹ năng hỗ trợ học sinh khiếm thính hòa nhập cộng đồng.
  • Chủ đề 8: Kỹ năng tập huấn, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các cơ sở giáo dục học sinh khiếm thính tại địa phương.

          Các nội dung được tập huấn theo 03 bước: 1) Tập huấn online với các kiến thức lý thuyết và một số kỹ năng cơ bản. 2) Tập huấn trực tiếp với trọng tâm là thực hành, trao đổi theo chiều sâu về các chủ đề. 3) Hỗ trợ trực tiếp giáo viên dạy học sinh khiếm thính cấp tiểu học tại các cơ sở giáo dục (bồi dưỡng thực địa).

Bồi dưỡng nhân viên hỗ trợ

          Chương trình tài liệu bồi dưỡng căn cứ vào chương trình, sách giáo khoa, chuẩn nghề nghiệp chuẩn nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục khuyết tật mới và tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục; chương trình tài liệu bồi dưỡng căn cứ vào kết quả đánh giá nhu cầu người học theo chuẩn NNNVHT mới.

          Chương trình cần bao gồm các nội dung: (i) Sự phát triển nhận thức, giao tiếp, học tập, đặc điểm về giới của học sinh khiếm thính; (ii) Kỹ năng sư phạm để dạy học sinh khiếm thính; (iii) Dạy NNKH tiếng Việt; (iv) Hỗ trợ học sinh khiếm thính hòa nhập với cộng đồng; (v) Hỗ trợ và huấn luyện tại chỗ cho giáo viên trước và sau khi họ được cấp chứng nhận

          Chương trình đảm bảo xây dựng theo các chủ đề với những nội dung chủ yếu (dự kiến và có thể điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế) như sau:

  • Chủ đề 1: Đặc điểm nhận thức, giao tiếp và học tập của học sinh khiếm thính cấp Tiểu học.
  • Chủ đề 2: Ngôn ngữ kí hiệu Tiếng Việt.
  • Chủ đề 3: Một số kỹ năng sư phạm của giáo viên tiểu học.
  • Chủ đề 4: Chương trình môn học: Môn Toán và môn Tiếng Việt.
  • Chủ đề 5: Kỹ năng hướng dẫn học sinh khiếm thính học môn Toán bằng ngôn ngữ kí hiệu.
  • Chủ đề 6: Kỹ năng hướng dẫn học sinh khiếm thính học môn Tiếng Việt bằng ngôn ngữ kí hiệu.
  • Chủ đề 7: Kỹ năng hỗ trợ sinh khiếm thính hòa nhập cộng đồng.

HỎI ĐÁP/ PHẢN HỒI

Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua form dưới đây:

Liên hệ

Nhân viên hỗ trợ: Vũ Tiến Đạt

Email: datvu2404@gmail.com

Điện thoại/Zalo: 0965568930